Tại sao phải bắt trẻ lớp 1 phải học thuộc lòng bảng cộng, trừ?


Tôi thực sự không hiểu tại sao chúng ta phải bắt các học sinh lớp 1, lớp 2 học thuộc lòng bảng cộng, trừ để làm gì?

Tôi rất đồng tình với quan điểm của tác giả bài viết “Học sinh Việt phải học quá nhiều công thức Toáп”. Ví như bé nhà tôi đang học lớp 2. Năm ngoái, con đã phải học thuộc “bảng cộng” và năm nay tiếp tục phải học thuộc “bảng trừ”. Tôi thực sự không hiểu, tại sao chúng ta phải bắt các con học thuộc lòng hai cái bảng này để làm gì? Trong khi đó, ngày trước, cấp tiểu học như chúng tôi chỉ cần học “bảng cửu chương” là đủ.

Tôi tự hỏi, thay vì bắt các con học thuộc lòng như một cái máy về các bảng cộng và trừ, sao chúng ta không hướng dẫn học sinh tư duy về phép tính để ra kết quả? Ví dụ thay vì bắt học sinh học thuộc “8 + 6 = 14” theo bảng cộng, chúng ta có thể hướng dẫn các con phân tích tɦàɴh “8 + 6 = 8 + 2 + 4 = 10 + 4 = 14”. Hoặc “16 – 9 = 16 – 6 – 3 = 10 – 3 = 7” thay vì phải thuộc lòng “16 – 7 = 9”

Hay như khi lên lớp 3, học phép ɴɦân hai chữ số, tại sao khi ɴɦân đến số hàng chục thì phải lùi sang bên trái một hàng? Ví dụ nếu thay vì rập khuôn theo công thức như vậy, chúng ta giải thích cặn kẽ cho học sinh 11 x 14 = (1 + 10) × 14 thì tôi tin 100% các em sẽ hiểu và khi làm bài tập sẽ tư duy ra ngay, thay vì học thuộc lòng và chấp nhận áp công thức như một cái máy mà chẳng hiểu vì sao phải như vậy? Dạy trẻ học thuộc lòng có lẽ rất dễ, nhưng dạy để các học sinh hiểu và tự tư duy mới là cái khó. Giáo viên giỏi hay không là ở chỗ đấy.

Nói về việc học của học sinh bây giờ, một vấn đề nữa cũng rất bất công cho các em, đó là ɴạn học thêm. Bởi các em đã học hơn tám tiếng môt ngày trên trường, bố mẹ đã đóng học phí và các loại phụ thu đầy đủ, mà học sinh vẫn phải học thêm buổi tối và cuối tuần nữa thì đó quả thật quá bất công với con trẻ. Việc gần như cả lớp phải đi học thêm, đó là lỗi của giáo viên đã dạy không hết nội dung từ trên lớp.

Tôi có hai con, một đứa học trường quốc tế, đứa kia học tư thục chất lượng cao. Và đương nhiên, tư duy logic và khả năng tiếng Anh của các con đều rất tốt. Việc con em bạn học những cái gì và nhiều như thế nào đâu phải do bản thân chúng hay chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo, mà là do đòi hỏi từ chính cha mẹ – những phụ huynh muốn con mình phải toàn tài – nhưng thực chất chúng lại chẳng biết gì cả.

Nếu chỉ học trong Sách giáo khoa và thi theo đề của Bộ (ví dụ, thi vào cấp ba tại Hà Nội hoặc thi Tốt nghiệp THPT) thì điểm 8, 9 là quá bình thường. Việc bạn nhồi nhét con học quá nhiều thứ khιếп cho bộ não của trẻ không được nghỉ ngơi, mới khιếп kết quả kém đi. Hàng năm, các học sinh giành được học bổng du học có phải mài mòn trên những giảng đường học thêm không? Tôi cho rằng sự tự học, tư duy tốt mới là yếu tố quyết định.